Ngày nay nghành xây dựng dân dụng ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu tất yếu về sự ra đời của một bộ luật bảo hộ lao động trong ngành xây dựng trong công tác bảo hộ lao động. Nó đòi hỏi một bộ luật mang tính chất tương đối hoàn chỉnh về bảo hộ lao động. Như chúng ta đã biết nghành xây dựng cũng là một nghành được xếp vào nhóm nghành nguy hiểm độc hại... chẳng kém gì những nghành nhừ làm việc trong môi trường hóa chất . Nghành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng đòi hỏi điều kiện lao động, hơn nữa tính chất công việc nặng nhọc, vất vả, có những công việc phải làm tận trên cao hay dưới hầm sâu, tiếp xúc nhiều với các chất độc, bụi bẩn... Nguy cơ dẫn đến bệnh nghề nghiệp và xảy ra các tai nạn lao động là rất cao. Từ đó cảm thấy sự bức thiết, Nhà nước ta đã xây dựng một bộ luật về bảo hộ lao động. Được áp dụng với tất cả những người lao động là công dân Việt Nam đang theo học tại các cơ quan tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Hay các cơ quan tổ chức, các cá nhân có liên quan đến bảo hộ lao động.
Công tác bảo hộ lao động cần phải được thực thi bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục cho người lao động những kiến thức cần thiết. Để qua đó người lao động nắm rõ quyền và nghĩa vụ của chính bản thân mình. Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện môi trường an toàn, phòng ngừa cao nhất các nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp cũng như nguy cơ tai nạn lao động. Người lao động pải được đảm bảo trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định của nhà nước. Các đơn vị phải nghiêm chỉnh thực thi các quy định, quy phạm trong luật bảo hộ lao động.
Hiện nay Nhà nước ta đang tiếp tục trong tiến trình hoàn thiện hơn về luật trong bộ luật bảo hộ lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của cả lao động và người sử dụng lao động.
Luật lệ về bảo hộ lao động
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
2. Củng cố và kiện toàn bộ phận chuyên trách về an toàn - vệ sinh lao động
3. Tuyển công nhân phải dựa theo khám sức khỏe đúng quy định.
4. Phải kí kết hợp đồng cụ thể với người lao động
5. Người lao động phải mặc trang thiết bị đầy đủ
6. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng.
7. Xây dựng kế hoạch an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với từng công trình
8. Kiểm tra máy móc đúng tiêu chuẩn an toàn mới được đưa vào sử dụng
9. Phòng tránh các tai nạn do điện giật
10. Tăng cường kiểm tra định kì.
11. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo, thống kê tình hình tai nạn lao động và công tác y tế của đơn vị theo quy định.
Trong ngành xây dựng, công tác an toàn và bảo hộ lao động luôn được đề cao và chú trọng, được thực hiện theo đúng quy trình dưới sự giám sát chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ an toàn cho người lao động, tăng nhanh hiệu suất làm việc cũng như tiến độ công việc đi vào sự ổn định